Nhìn TQ "bằng nửa con mắt", ngành công nghiệp trọng yếu của Mỹ không ngờ có ngày phải trả giá đắt?
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đạt được những thành tựu lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp nội địa, ví dụ như trí thông minh nhân tạo và chip điện tử.
"Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ , và mặc dù không thể sánh ngang với Mỹ về mặt tổng thể, quốc gia này sẽ sớm trở thành một trong những cường quốc dẫn đầu về những công nghệ như trí thông minh nhân tạo (AI), robot, dự trữ năng lượng, mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G), hệ thống thông tin lượng tử và công nghệ sinh học," Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) viết trong một báo cáo gần đây.
Thông tin này được đưa ra giữa lúc Bắc Kinh đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Quốc khánh vào ngày 1/10. Theo nhiều nguồn tin, tại sự kiện này, Trung Quốc sẽ tổ chức duyệt binh tại Bắc Kinh và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nói về những đột phá mà nước này đã đạt được sau ngày thành lập.
Công nghệ chiếm tới 34% giá trị sản phẩm nội địa Trung Quốc. Đây cũng là nơi đặt những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm "gã khổng lồ" Alibaba và Tencent.
Công nhân Trung Quốc tại nhà máy. Ảnh minh họa: AFP
Tỉ lệ người dùng internet tại Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng. Trong năm 2008, có 298 triệu người tiếp cận và sử dụng mạng - tương đương 22% dân số. Tới tháng 6 năm nay, con số này đã lên tới 854 triệu người - tức hơn 60% dân số Trung Quốc.
Trong số đó, hơn 99% người dùng mạng Trung Quốc tiếp cận internet thông qua các thiết bị di động - theo số liệu từ chính phủ nước này. Tại Mỹ, con số này là 92%.
Trung Quốc đã "lột xác"?
Gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã trở thành mối "đe dọa" đối với nhiều công ty công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng vượt bậc, Trung Quốc đã liên tục bị gắn mác "đánh cắp sở hữu trí tuệ" và các dịch thuật chuyên nghiệp lâm đồng công ty công nghệ của nước này đều bị thế giới bên ngoài xem là "thợ sao chép".
Từ điện thoại có thiết kế giống chiếc iPhone của Apple, công cụ tìm kiếm của Trung Quốc giống Google hay các công ty thương mại điện tử giống Amazon, Trung Quốc luôn mang hình ảnh là người đi sau trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, hình ảnh đó đang dần thay đôi.
"Trong nhiều năm trước, Thung lũng Silicon đã coi thường công nghệ Trung Quốc và cho rằng Trung Quốc chẳng làm được gì ngoài sao chép. Nhưng ngày nay, họ nhận ra rằng Trung Quốc đang cải tiến và đã vượt mặt họ trong một số lĩnh vực," Rebecca Fannin, tác giả cuốn "Tech Titans of China" (tạm dịch: Những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc), trả lời CNBC.
Thậm chí, có những dấu hiệu cho thấy một số hãng công nghệ lớn nhất của Mỹ đang phải sao chép Trung Quốc.
Facebook mới đây đã cho ra đời một ứng dụng video có tên Lasso để cạnh tranh với TikTok, một ứng dụng của hãng Bytedance (Trung Quốc). TikTok đang dần trở nên phổ biến đối với người dùng Mỹ.
Trong những năm qua, Bắc Kinh đã công khai tuyên bố mục tiêu phát triển công nghệ tương lai, ví dụ như trí thông minh nhân tạo (AI) và mạng 5G.
Ảnh minh họa: AFP
Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu, trong năm 2017, Bắc Kinh đã khẳng định mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về AI trước năm 2030. Một số các công ty lớn nhất của Trung Quốc - bao gồm Alibaba, Huawei, Tencent và Baidu - đều đầu tư mạnh cho AI. Tuần qua, Alibaba đã "học tập" Huawei và cho ra đời chip AI của hãng này.
Bắc Kinh cho biết các linh kiện bán dẫn sẽ là mấu chốt trong kế hoạch Made in China 2025 - sáng kiến của chính phủ Trung Quốc trong việc đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có giá trị cao. Trung Quốc muốn tự chế tạo ra chip điện tử để sử dụng.
Trong khi đó, Huawei, nhà sản xuất thiết bị điện tử viễn thông lớn nhất thế giới, đã giành được nhiều hợp đồng thương mại mạng 5G hơn các đối thủ như Nokia và Ericsson. Mạng 5G được cho là sẽ cung cấp tốc độ truyền dữ liệu siêu tốc và khả năng hỗ trợ những công nghệ mới như phương tiện giao thông tự lái.
Phản ứng từ Mỹ
Công nghệ đã là một yếu tố then chốt trong thương chiến Mỹ-Trung. Huawei là công ty lớn nhất của Trung Quốc hứng chịu đòn tấn công của Mỹ.
Mặc dù bị Mỹ đưa vào danh sách đen và hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ, nhưng Huawei đã tìm cách tăng cường sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm và phần mềm phục vụ cho sự phát triển công nghệ của hãng. Công ty này đã tự tung ra chip xử lí cho điện thoại thông minh và hệ điều hành hãng này tự viết.
Theo CNBC, xét về phản ứng của Mỹ đối với ngành công nghệ Trung Quốc, có thể thấy Washington đang tìm cách cản trở Trung Quốc hơn là tăng cường đầu tư để giữ vị thế dẫn đầu.
Adam Segal, một trong các tác giả của báo cáo CFR, nói: "Cho tới nay, Mỹ đang tập trung làm trì hoãn quá trình phát triển của Trung Quốc và ngăn chặn những công nghệ quan trọng bị đưa tới Bắc Kinh. Mặc dù Quốc hội và Nhà Trắng đều nhận định rằng Mỹ cần làm nhiều hơn để đẩy mạnh sự đổi mới ở trong nước, nhưng việc áp dụng chưa thực sự đạt được hiệu quả như ý."
Bà Fannin đồng thuận với ý kiến của ông Segal, cho rằng Mỹ cần "chương trình nghị sự quốc gia" đối với một số lĩnh vực công nghệ then chốt. Bên cạnh đó, thương chiến sẽ không thể ngăn cản được sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Trung Quốc có một tham vọng không thể ngăn cản để trở thành cường quốc công nghệ trong tương lai, dù có thương chiến hay không," bà Fannin kết luận.
Nhận xét
Đăng nhận xét